Kết quả tìm kiếm cho "Đánh thức du lịch An Giang"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 5474
Núi Cấm (Thiên Cấm Sơn, TX. Tịnh Biên) cao khoảng 710m so mực nước biển, nằm ở trung tâm vùng Bảy Núi (Thất Sơn), có địa thế núi non hùng vĩ, vùng sơn địa đặc thù, độc đáo. Thời gian qua, cảnh quan môi trường, hệ thống cơ sở hạ tầng nơi đây được quan tâm đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch (DL).
Tại kỳ họp thứ 24 (chuyên đề) giữa tháng 11/2024, HĐND tỉnh khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) ban hành Nghị quyết 60/NQ-HĐND, thông qua nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu An Giang đến năm 2045. Đây là nghị quyết rất quan trọng, giúp “khai mở” tiềm năng, tạo cơ sở pháp lý để quản lý đầu tư xây dựng, triển khai quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư trong Khu kinh tế cửa khẩu theo quy định.
Xuất khẩu gạo chính thức vượt qua con số 5 tỷ USD. Song, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt thừa nhận, vẫn còn nghe được câu chuyện “bẻ kèo” trong mua bán và đau đáu vì chưa có thương hiệu gạo Việt Nam chất lượng cao trên thị trường quốc tế.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và làm việc tại Brazil, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
Sách “Đại Nam thực lục chính biên” ghi nhận, 192 năm trước, vào ngày mùng 1/10/1832 (nhằm ngày 22/11 dương lịch, theo lịch vạn niên), trong buổi thiết triều, sau khi nghe Bộ Lại trình tấu, vua Minh Mệnh chỉ dụ bãi bỏ Gia Định Thành, đổi “ngũ trấn” thành “lục tỉnh”, quyết định thành lập 12 tỉnh từ Quảng Nam đến Hà Tiên cùng thời điểm, trong đó có tỉnh An Giang. Địa danh thân thương “An Giang” đã ra đời như thế, ngày càng ghi đậm dấu ấn vào lịch sử dân tộc, sau gần 2 thế kỷ.
Châu Đốc là địa danh du lịch (DL) nổi tiếng, trung tâm kinh tế sầm uất của tỉnh An Giang và vùng ĐBSCL. Với vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng DL phong phú, cùng sự năng động của cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân địa phương, TP. Châu Đốc ngày càng khẳng định vị thế của mình.
Ngày 21/11, tại chùa Soài So (xã Núi Tô) và chùa Sà Lôn (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn), Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Tri Tôn tổ chức khai giảng 2 lớp truyền dạy kỹ thuật khắc chữ trên lá buông cho đồng bào dân tộc thiểu số Khmer trên địa bàn huyện Tri Tôn.
Hát trống quân là loại hình nghệ thuật truyền thống có nhiều nét độc đáo, từ xa xưa đã trở thành nét đẹp văn hóa, niềm tự hào của người dân trên mảnh đất "xứ nhãn" - Hưng Yên.
Làm quan 38 năm, trải qua 3 triều vua (Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức), từng giữ nhiều chức vụ quan trọng, nhưng cuối đời Tổng đốc Phan Khắc Thận gặp lận đận, thậm chí bị tiếng oan là người “hèn nhát”.
Là loại hình nghệ thuật truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer, nhạc ngũ âm cần được lưu giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ. Hiện nay, ngành chuyên môn và các địa phương đang đào tạo đội ngũ kế thừa.
Từ xa xưa, ông cha ta đã tự hào nước mình là “văn hiến chi bang”. Truyền thống quý báu đó hình thành nên nhiều truyền thống tốt đẹp khác, trong đó có hiếu học gắn với “tôn sư trọng đạo”.
“Các em đừng bao giờ quên mình đang mang trên vai sứ mệnh nặng nề là học sinh của Trường THPT Chuyên Thủ Khoa Nghĩa, tên một cụ thủ khoa nổi tiếng. Mỗi bước các em đi, mỗi việc các em làm đều góp phần tạo dựng nên hình ảnh của mái trường thân yêu, là niềm mong đợi của thầy cô, cha mẹ, các cấp lãnh đạo” – thầy Nguyễn Trí Thanh, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường, đã dặn dò học sinh như thế, trong buổi lễ khai giảng năm học 2024 – 2025.